Giới thiệu về măng nứa khô
Măng nứa loại măng thuộc họ tre, thường được mọc ở những cánh rừng, khe suối ở nơi có không khí ẩm, nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Nơi đây, người dân bản địa đã truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác về kỹ thuật thu hoạch và chế biến măng nứa thành sản phẩm khô, mang đậm hương vị tự nhiên của núi rừng.
Măng nứa thường được thu hoạch vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, măng sau khi thu hoạch sẽ được lột sạch phần vỏ và sau đó mang về luộc chín rồi mang đi phơi khô bằng ánh nắng mặt trời.
Là một loại thực phẩm không chỉ đa dạng trong cách chế biến món ăn, là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa ẩm thực của người dân Tây Bắc. Nó thể hiện sự khéo léo, cần cù và gắn bó với thiên nhiên của người dân nơi đây với hương vị nguyên sơ của núi rừng. Mà còn là một nguyên liệu với giàu nguồn dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Măng nứa khô Tây Bắc có màu sắc nâu vàng rất bắt mắt – Ảnh từ Ngọc bích tây bắc
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích từ măng nứa khô
Theo nguyên cứu khoa học cho thất thì trong măng nứa khô chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ quá trình giảm cân. Ngoài ra, nó còn giàu vitamin và khoáng chất như vitamin B, C, canxi, sắt, maggie rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Cứ 100gr măng nứa khô sẽ có chứa 4.1g protit, 22mg canxi, 0,1g lipit, 56mg photpho, 5,7g glucid, 0,1g sắt, 0,08mg vitamin B1, 0.08mg caroten, 0.08mg vitamin B2, 1mg vitamin C và 0.6mg vitamin B3.
Vậy nên sử dụng măng nứa khô trong chế độ ăn uống hằng ngày theo lượng phù hợp sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà không lo ngại về lượng calo.

Măng nứa khô chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể – Ảnh từ 123ngoc005
Quy trình làm măng nứa khô tại Đặc sản Tây Bắc
Bước 1: Thu hoạch măng nứa
Măng nứa vùng Tây Bắc được thu hoạch vào mùa mưa, khi những búp măng non của cây nứa mọc mạnh và có chất lượng tốt nhất. Chúng tôi sẽ chọn những búp măng còn non, mềm và giòn để đảm bảo hương vị và độ tươi ngon. Sau khi thu hoạch, măng sẽ được bóc sạch lớp vỏ bên ngoài để giữ độ tươi và giảm thiểu quá trình hư hỏng.
Bước 2: Sơ chế và chế biến măng nứa tươi
Măng nứa sau khi đã được bóc vỏ sạch sẽ, sẽ được mang về rửa với nước sạch sau đó chẻ/cắt/ thành từng miếng vừa ăn, rồi mang đi luộc chín qua nhiều lần.

Quy trình chế biến măng nứa khô cũng khá là đơn giản – Ảnh sưu tầm
Bước 3: Phơi khô măng nứa
Măng sau khi được luộc chín sẽ mang đi xối sơ qua 1 lần với nước lạnh, rồi mang đi phơi khô bằng ánh nắng mặt trời. Măng nứa khô tại Đặc sản Tây Bắc sau khi khô ngả màu vàng nâu rất đẹp.
Bước 4: Đóng gói sản phẩm
Măng nứa khô sau khi đã được phơi và đạt tiêu chuẩn sẽ được đóng gói kỹ lưỡng, bảo quản trong túi kín. Nhằm mang đến tay khách hàng sản phẩm chất lượng, chuẩn hương vị tự nhiên đặc trưng của núi rừng.
Đặc sản Tây Bắc cam kết và đảm bảo về chất lượng cũng như độ an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm Măng nứa khô. Chất lượng từ khâu chọn những búp nứa non mọc tự nhiên trong rừng sâu, khâu chế biến đến khâu đóng gói sản phẩm. Với mục đích mang đến cho khách hàng sản phẩm măng nứa khô tốt nhất, trải nghiệm được hương vị đậm đà, đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.
Đánh giá
Hiện tại không có đánh giá nào.